[Nhiếp ảnh cơ bản] Tam giác phơi sáng

Bài viết được lược dịch từ bài báo của tác giả Darren Rowser, được đăng tải trên trang web digital-photography-school.com. Các bạn có thể theo dõi bài viết gốc bằng tiếng Anh ở đây. Một vài chi tiết trong bản dịch này có thể sẽ khác với bản gốc.

Nhiếp ảnh gia Bryan Peterson đã xuất bản một cuốn sách về nhiếp ảnh với tiêu đề “Understanding Exposure”, rất thích hợp với những ai muốn thoát khỏi chế độ Auto của máy ảnh kỹ thuật số và trải nghiệm cảm giác điều khiển các thông số chụp ảnh bằng tay.

Trong tác phẩm của mình, Bryan Peterson làm rõ ba yếu tố cần được xem xét khi thực hành với phơi sáng (exposure), và ông gọi đó là ‘tam giác phơi sáng’ (nguyên bản: the exposure triangle).

Mỗi một khía cạnh trong bộ 3 yếu tố này liên quan đến ánh sáng, và cách thức chúng đi vào và tương tác với máy ảnh.

Ba yếu tố ở đây là:

1 – ISO: thước đo độ nhạy cảm với ánh sáng của cảm biến máy ảnh số.

2 – Aperture: khẩu độ của ống kính máy ảnh khi bức ảnh được chụp.

3 – Shutter speed: tốc độ của màn trập máy ảnh.

Có một mối liên quan mật thiết giữa 3 yếu tố này khi chúng ta thực hiện phơi sáng một tấm ảnh.

Điều quan trọng ở đây là, nếu thay đổi một yếu tố bất kỳ thì đều ảnh hưởng đến 2 yếu tố còn lại. Điều đó có nghĩa là bạn không thể cô lập được một yếu tố khỏi hai yếu tố còn lại, bạn luôn phải quan tâm đến cả ba yếu tố đó cùng một lúc.

2 phép ẩn dụ để hiểu rõ hơn về tam giác phơi sáng:

Nhiều người mô tả mối quan hệ giữa ISO, Aperture và Shutter Speed bằng cách sử dụng các phép ẩn dụ khác nhau. Hãy để tôi chia sẻ ba ví dụ dưới đây. Tất cả các ví dụ này chỉ nhằm mục đích minh họa:

Cửa sổ

Hãy tưởng tượng máy ảnh của bạn như một cửa sổ với các cánh cửa đóng và mở.

The window

Khẩu độ có là kích thước của cửa sổ đó. Nếu nó lớn  hơn, đồng nghĩa với ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn và căn phòng của bạn sẽ sáng hơn.

Tốc độ là lượng thời gian mà các cánh cửa được mở. Nếu bạn mở nó lâu hơn, thì ánh sáng cũng sẽ đi vào nhiều hơn.

Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong phòng và đeo một chiếc kính râm. Đôi mắt của bạn lúc này sẽ bớt nhạy với ánh sáng đi vào hơn khi bạn không đeo kính.

Có một số cách để tăng lượng ánh sáng đi vào căn phòng. Bạn có thể tăng thời gian mở các cách cửa, hoặc tăng kích thước cửa sổ, hoặc là cất cái kính râm của bạn đi.

Tắm nắng

Sunbaking

Một ví dụ có vẻ gần gũi hơn là việc tắm nắng, đây là một cảm nhận của người bạn của tôi khi anh ấy chia sẻ về nhiếp ảnh.

Trở nên rám nắng là điều tôi muốn khi lớn lên, nhưng thật không may, điều đó có vẻ là khó đạt được. Da tôi trở nên cháy nắng khi tôi đi ngoài trời. Loại da của bạn cũng như ISO của máy ảnh vậy, một số người có vẻ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, số khác thì không.

Tốc độ màn trập trong ví dụ này tương tự như khoảng thời gian mà bạn nằm phơi mình dưới ánh sáng mặt trời. Bạn ở càng lâu dưới ánh nắng thì da bạn sẽ càng trở nên rám nắng hơn (tất nhiên là nếu ở quá lâu thì bạn sẽ bị phơi sáng quá mức – over exposed).

Khẩu độ giống như loại kem chống nắng mà bạn thoa lên người vậy. Kem chống nắng sẽ ngăn cản ánh nắng mặt trời ở các mức độ khác nhau tùy theo khả năng của chúng. Áp dụng một loại kem chống nắng có mức bảo vệ cao có nghĩa là bạn có thể giảm được lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua – kết quả là ngay cả đối với người có làn da nhạy cảm cũng có thể ở lâu dưới ánh nắng mặt trời (tức là giảm độ mở ống kính, bạn có thể giảm tốc độ màn trập hoặc giảm ISO).

Hãy kết hợp tất cả cùng nhau

Làm chủ được nghệ thuật phơi sáng là một vấn đề mà cần rất nhiều thời gian để thực hành. Bằng nhiều cách, nó là một hành động tung hứng và thậm chí ngay cả những nhiếp ảnh gia giầu kinh nghiệm nhất cũng phải thử nghiệm và tinh chỉnh các cài đặt của họ. Hãy nhớ rằng thay đổi một yếu tố không những ảnh hưởng tới giá trị phơi sáng của một bức ảnh mà còn có tác động đến các khía cạnh khác của bức ảnh (ví dụ: thay đổi khẩu độ có sẽ thay đổi độ sâu trường ảnh, thay đổi ISO cũng sẽ gây ra thay đổi độ nhiễu của bức ảnh và thay đổi tốc độ màn trập cũng thay đổi cách chuyển động được lưu giữ lại).

Điều tuyệt vời nhất của máy ảnh kỹ thuật số là bạn có thể được thử nghiệm, thực hành và sáng tác thỏa thích. Bạn có thể chụp bao nhiêu ảnh tùy ý, và không những thế, máy ảnh còn cung cấp cho bạn nhiều chế độ để tự do sáng tác hơn nữa, ví dụ: chế độ ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ, v.v…

About Harry Nguyen

Thích viết lách, tuy không giỏi. Thích chụp ảnh, nhưng chưa có một bức hình đẹp.
Bài này đã được đăng trong Photography và được gắn thẻ , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này